THÁNH GIUSE THỢ Lễ Kính 1 tháng 5

Trần Mỹ Duyệt

Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).   

Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David.  Ở vào thời ngài, dòng dõi David tuy không còn lừng lẫy như xưa,  Thánh Giuse vẫn cho thấy ngài là người có tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Thánh Kinh kể lại sau khi kết hôn với Maria, do nhận ra Maria có thai, nhưng vì “là người công chính và không muốn công khai tố cáo người bạn mình” (Matthêu 1:19), nên Thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo. Hành động của ngài đã khiến Thiên Đàng phải can thiệp. Thiên thần Chúa đã được sai đến và cho ngài hay con trẻ đó là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đây được hoài thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.

Sau khi được thiên thần báo mộng, Thánh Giuse đã đón nhận Maria, hoàn thành sứ mạng làm chồng và làm cha của mình một cách hết sức tận tụy, chu đáo, trách nhiệm, và thánh thiện. Thử thách đầu tiên đến với ngài, cũng theo Thánh Kinh thuật lại, sau khi Chúa Giêsu giáng sinh tại Bethlehem thuộc Judaea, và sau cuộc đón tiếp ba vị Đạo Sỹ, một lần nữa thiên thần lại báo mộng cho ngài đem Đức Maria và Hài Nhi trốn sang Ai Cập để tránh cảnh lùng bắt Hài Nhi của vua Herod. Và sau cùng, cũng từ Ai Cập, ngài lại được thiên sứ báo mộng đem gia đình trở về Do Thái sau khi Herod băng hà.

Không muốn trở lại Bethlehem vì sợ người kế vị Herod còn nuôi ý định lùng bắt trẻ Giêsu, Thánh Giuse đã đem gia đình tới định cư tại Nazareth (Matthêu 2:22-23) thuộc Galilee. Ngài đã sống và làm việc âm thầm ở đây cho đến khi qua đời. Sự xuất hiện cuối cùng của ngài được thánh sử Luca ghi lại trong biến cố gia đình ngài lạc và tìm thấy trẻ Giêsu lúc bấy giờ đã 12 tuổi trong Đền Thờ (Luca 2:41-49). Hoàn cảnh, thời gian Thánh Giuse qua đời không được ghi lại, ngoại trừ theo suy luận, nó xảy ra vào trước thời gian Chúa Giêsu công khai sứ mạng rao giảng Tin Mừng và chịu tử hình trên Thánh Giá (Gioan 19:26-27). 

Những lý do các nhà giải thích Thánh Kinh dùng để suy đoán về thời gian cái chết của ngài, đó là Thánh Giuse không được nhắc đến trong tiệc cưới Cana, thời gian khởi đầu sứ vụ của Chúa Giêsu. Ngài cũng không được nói đến trong cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Chúa. Người hạ xác và mai táng Chúa là Giuse thành Arimathea. Ngoài ra, Chúa Giêsu cũng không trao Mẹ Ngài cho ai nhưng cho Tông Đồ Gioan, lúc đó đang đứng dưới chân thập giá: “Hỡi Gioan, này là mẹ con” (Gioan 19:27). [1]

Sống nghề thợ mộc

Thánh Giuse được diễn tả như một "tekton" (τέκτων), dịch theo Anh ngữ là người “thợ mộc”, tuy nhiên, từ ngữ này không chỉ gói gọn trong nghề thợ mộc. Theo tiếng Hy Lạp thì nghề này còn liên quan đến những sản phẩm được làm bằng sắt hoặc đá.

Ở vào thời của Thánh Giuse, Nazareth là một ngôi làng ẩn khuất trong miền Galilee, khoảng 130 Km (81 mi) cách Thành Thánh Giêrusalem, và rất ít được nhắc đến trong những sách vở của người ngoài Kitô giáo, cũng như các tài liệu khác. Nhân số trong ngôi làng này có vào khoảng 400 người.

Theo một số tài liệu cho rằng cuộc sống của người Nazareth lúc bấy giờ lệ thuộc nhiều vào các tỉnh lân cận, và nhiều nhà sử học tin rằng Thánh Giuse và cả Chúa Giêsu có thể hằng ngày đã phải đi về để làm việc trong ngành tái thiết. [2]

Một trong những thành phố đang phát triển lúc bấy giờ là Sepphoris tiếng Do Thái gọi là Tzipori và tiếng Ả Rập gọi là Saffuriya từ thế kỷ thứ 7. Trung tâm vùng Galilee, cách 6 Km về phía bắc-tây bắc Nazareth. [3] Vào thời kỳ của Chúa Giêsu, thành này được phát triển rộng lớn thu hút nhiều nhân công thợ xây. Cũng theo truyền thống xa xưa cho rằng Đức Maria được sinh ra ở Sepphoris, và cha mẹ ngài là Gioakim và Anna. [4]

Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng Thánh Giuse là một người thợ mộc trong làng, những công việc của ngài bao gồm chế tác, sửa chữa những đồ đạc bằng gỗ, đá, và kim loại. [5] Năm 2019, người viết cũng đã có diễm phúc thăm Nazareth, viếng xưởng mộc của Thánh Giuse ở đây, và rất cảm động về sự nghèo nàn, đơn sơ của gia đình ngài.   

Ngày nay Nazareth là một thành phố Ảrập lớn nhất ở Do Thái gồm 30 thánh đường, tu viện cũng như đền thờ Hồi Giáo và các hội trường cổ. Thống kê năm 2021 cho biết hiện nay Nazareth có khoảng 77.925 dân cư, trong đó 69% là người Hồi Giáo, và 30,9% thuộc Kitô Giáo. [6]

Lòng sùng mộ  

Thánh Giuse được biết đến qua Thánh Kinh là “cha trần thế” của Chúa Giêsu và là chồng của Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là Bổn Mạng Giáo Hội Hoàn Vũ. Cuộc đời ngài đã được ghi trong Tân Ước, đặc biệt là Phúc Âm Thánh Matthêu và Luca. 

Lòng sùng mộ Thánh Giuse được xem như bắt đầu từ Ai Cập. Theo truyền thống Tây Phương khởi đi từ trước thế kỷ thứ 14, lòng sùng mộ này được phổ biến khi một dòng tu chiêm niệm có tên là Các Tôi Tớ Đức Maria (The Servite Order) mừng lễ kính ngài vào 19 tháng Ba, ngày được cho là  ngày ngài qua đời. Trong số những người có lòng sùng kính Thánh Giuse là Đức Giáo Hoàng Sixtus IV, người đã phổ biến lòng sùng mộ này tại Roma vào khoảng năm 1479. Thánh Nữ Teresa D’avila, một nhà thần bí của thế kỷ 16 cũng là người rất có lòng yêu mến Thánh Giuse.

Mặc dù là Bổn Mạng của nhiều quốc gia, năm 1870, Đức Giáo Hoàng Pius IX đã đặt ngài Bổn Mạng Giáo Hội Hoàn Vũ. Giáo Hội Việt Nam cũng nhận Thánh Giuse là Bổn Mạng. Năm 1955, Đức Giáo Hoàng Pius XII đã thiết lập lễ kính ngài với danh hiệu Thánh Giuse Thợ vào ngày 1 tháng 5. Đời sống lao công của Thánh Giuse đã dạy chúng ta rằng ngài làm việc một cách âm thầm cho Chúa Giêsu. Không chỉ có Thánh Giuse, Mẹ Maria cũng là người chu toàn trách nhiệm mình với lòng yêu mến Thiên Chúa một cách thánh thiện, chăm chỉ, và siêng năng nhất. Ý nghĩa tôn giáo của Lễ Thánh Giuse Thợ nhằm thánh hóa quan niệm do chủ nghĩa Cộng Sản khi họ chọn ngày này làm ngày Lao Động Thế Giới với một chủ đích thế tục. [7]

Kinh cầu Thánh Giuse        

Lời kinh kết thúc Tông Thư PATRIS CORDE của Đức Phanxicô kỷ niệm 150 năm Thánh Giuse được tôn vinh là Bổn Mạng Hội Thánh.

Kính chào Đấng Gìn Giữ Chúa Cứu Thế,

Bạn Trăm Năm của Đức Trinh Nữ Maria.

Chúa Cha đã trao Con Một của Chúa cho Ngài,

Mẹ Maria đã tin tưởng vào ngài,

Chúa Kitô đã lớn lên thành người cùng với ngài.

Lạy thánh Giuse diễm phúc,

xin cũng hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con

và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời.

Xin cầu cho chúng con ơn thánh, lòng thương xót và can đảm.

Và xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen. [8]

 

 

__________

 

Tài liệu tham khảo:

 

 

1.https://www.britannica.com/biography/Saint-Joseph

2.https://en.wikipedia.org/wiki/Saint_Joseph

3. https://en.wikipedia.org › wiki › Sepphoris

4. https://www.deseret.com › sepphoris-the-ornament-of-th.

5.https://en.wikipedia.org/wiki/Saint_Joseph

6. https://en.wikipedia.org › wiki › Nazareth

7. https://www.britannica.com/biography/Saint-Joseph

8.https://www.vaticannews.va/en/prayers/prayer-to-st-joseph.htmlPope Francis, Patris Corde

 

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ NHỮNG PHÉP LẠ THÁNH THỂ

“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”

Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Gioan 6:41-58,60)

 

Đọc những lời đối đáp giữa Chúa Giêsu và người Do Thái do thánh Gioan tường thuật trên, không chỉ là những người Do Thái thời bấy giờ, mà nhiều người trong chúng ta hôm nay cũng không khỏi thốt lên: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (52), và cũng như nhiều môn đệ bấy giờ chúng sẽ lẩm bẩm: “Lời này chướng ta quá!” (60). Nhưng đối với Thánh Thomas Aquinas thì: “Thiên Chúa dù quyền phép vô biên cũng không thể làm gì hơn bằng việc lập nên Phép Thánh Thể.” Và đứng trước mầu nhiệm vượt trên các mầu nhiệm này, chúng ta chỉ còn “lấy Đức Tin bù lại. Nếu giác quan không cảm thấy gì”.  


LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH

“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *

Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.” 


NGƯỜI KHÁCH LẠ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS

Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.    


MẦU NHIỆM PHỤC SINH QUA CHIẾC KHĂN LIỆM  

Anh chị em thân mến,

Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.


SỢ HÃI KHI CON THUYỀN PHÊRÔ GẶP SÓNG GIÓ!

Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]

Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người. 


CON CÓ BIẾT KHI NGƯỜI TA ĐÓNG ĐINH CHA?!  

Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.


NGÔI  MỘ TRỐNG - Chúa đã Phục Sinh. Alleluia.  

Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.

Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.


NHỮNG NGÔI MỘ TRẮNG  

Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?